THÔNG TƯ 10/2021/TT-BTNMT
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Theo Điều 45, Chương X, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định mới về quan trắc nước thải và quan trắc khí thải môi trường tự động vừa được ban hành vào ngày 30 tháng 06 năm 2021, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/08/2021.
Đồng nghĩa với việc thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường và Chương III, Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường bắt đầu hết hiệu lực kể từ khi thông tư 10/2021/TT-BTNMT có hiệu lực.
Theo Điều 46, Chương X, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
Các phương pháp, kỹ thuật quan trắc đã được chứng nhận trong các Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được tiếp tục sử dụng cho tới khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
Các trạm quan trắc nước thải và quan trắc khí thải môi trường tự động, liên tục (quy định tại Khoản 1, Điều 29, Thông tư này) đã được đầu tư vận hành trước thời điểm Thông tư 10/2021/TT-BTNMT có hiệu lực, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tại Thông tư này được tiếp tục sử dụng trong thời gian 24 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Như vậy sau 24 tháng kể từ ngày Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định mới về quan trắc môi trường tự động 2021 có hiệu lực, các thiết bị quan trắc môi trường tự động phải được nâng cấp, thay thế để đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của Thông tư này.

YÊU CẦU KỸ THUẬT VỚI HỆ THỐNG QUAN TRẮC KHÍ THẢI TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC
Theo Khoản 2c, Điều 36, Chương VII, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT
Theo quy định mới về môi trường năm 2021 đối với trường hợp cơ sở có nhiều nguồn phát sinh khí thải có tính chất giống nhau được thải ra môi trường thông qua 01 ống khói chung thì có thể lựa chọn thực hiện quan trắc khí thải tự động tại ống dẫn của từng nguồn thải hoặc quan trắc tự động trên ống khói chung.
Đối với trường hợp cơ sở có nhiều nguồn phát sinh khí thải có tính chất khác nhau được thải ra môi trường thông qua 01 ống khói chung thì phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động cho từng nguồn thải.
Theo Bảng 5, Điều 37, Chương VII, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT
Yêu cầu đơn vị đo của các thông số như: NO, NO2, CO, SO2, H2S, NH3, Hơi Hg, Bụi (PM) là mg/m3 hoặc ppm trong Bảng 5 – Đặc tính kỹ thuật thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục.
Yêu cầu về độ chính xác của thiết bị đo tại Bảng 5: đặc tính của thiết bị quan trắc khí thải có thể lựa chọn áp dụng độ chính xác theo giá trị đọc hoặc độ chính xác theo khoảng đo.
Nồng độ khí chuẩn phải đáp ứng trong khoảng 10%-70% khoảng đo của từng thiết bị tương ứng với từng thông số được quy định tại Bảng 5. Dành cho việc hiệu chuẩn hệ thống quan trắc khí thải tự động định kỳ 01 tháng/lần bởi đơn vị vận hành hệ thống.
Theo Khoản 5, Điều 38, Chương VII, Thông tư 10/TT-BTNMT
Trường hợp thiết bị quan trắc khí thải tự động ngừng hoạt động từ 48 giờ trở lên thì phải thực hiện như sau:
Chủ cơ sở phải thực hiện quan trắc đối với các thông số thuộc nhóm bắt buộc tối thiểu 01 lần/02 ngày cho tới khi thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục hoạt động trở lại.
Chủ cơ sở phải thực hiện quan trắc tối thiểu 01 lần/07 ngày đối với thông số bụi (PM) cho tới khi thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục hoạt động trở lại.
Sau khi đo đạc thì kết quả quan trắc phải được lưu giữ và gửi cho Sở TNMT.

YÊU CẦU KỸ THUẬT VỚI HỆ THỐNG QUAN TRẮC NƯỚC THẢI TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC
Theo Điều 34 và Điều 35, Chương VII, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT
Yêu cầu độ chính xác của thiết bị đo quan trắc nước thải tự động liên tục có thể lựa chọn áp dụng độ chính xác theo giá trị đọc hoặc độ chính xác theo khoảng đo.
Chất chuẩn phải đáp ứng tối thiểu 01 điểm nồng độ trong dải đo của từng thiết bị tương ứng với từng thông số được quy định tại Bảng 3, trừ thông số nhiệt độ và lưu lượng.
Trường hợp thiết bị quan trắc nước thải tự động ngừng hoạt động từ 48 giờ trở lên thì phải thực hiện như sau:
Chủ cơ sở phải thực hiện quan trắc đối với các thông số thuộc nhóm bắt buộc tối thiểu 01 lần/ngày cho tới khi thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục hoạt động trở lại.
Sau khi đo đạc thì kết quả quan trắc phải được lưu giữ và gửi cho Sở TNMT.
YÊU CẦU VỀ VIỆC NHẬN, TRUYỀN VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC (DATA LOGGER)
Theo Khoản 2a, Điều 39, Chương VIII, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT
Truyền dữ liệu theo phương thức FTP hoặc FTPs hoặc sFTP tới địa chỉ máy chủ bằng tài khoản và địa chỉ do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp; đường truyền internet tối thiểu ở mức 30Mb/s.
Theo Khoản 3c, Điều 39, Chương VIII, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT
Thông tin từ các camera được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường sử dụng phương thức truyền RTSP. Dữ liệu camera phải được lưu trữ tối thiểu trong thời gian 03 tháng.
Theo Khoản 4, Điều 39, Chương VIII, Thông tư 10/2021/TT-BTNMT
Hệ thống Data Logger phải được kiểm soát truy cập bằng tài khoản và mật khẩu, các cổng kết nối phải được niêm phong. Tài khoản, mật khẩu tối cao (Admin, Host, Superhost, Master, Supervisor) của Data Logger phải cung cấp cho Sở TNMT để kiểm soát và nâng cấp phần mềm điều khiển (firmware) của thiết bị Datalogger Môi Trường.
Data Logger phải tương thích và tiếp nhận được tín hiệu điều khiển tủ lấy mẫu tự động từ phần mềm Envisoft do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam đầu tư tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường.
Trong bài viết này Datalogger Môi Trường xin tổng hợp các nội dung chính trong Thông tư 10/2021/TT-BTNMT cập nhật bổ sung thêm so với các nội dung trong Thông tư 24/2017/TT-BTNMT.
TÀI LIỆU HỘI THẢO ONLINE (31/08/2021)
Cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ:
Zalo: 090 53 50 933
Email: kinhdoanh@datalogger-btnmt.com